ipo là gì

IPO là gì? Bối cảnh IPO tại Việt Nam ra sao? Làm sao để tìm kiếm cổ phiếu IPO và phương thức đầu tư vào cổ phiếu IPO từ thế giới nhìn về Việt Nam.


Trong bài viết bên dưới, sẽ giúp nhà đầu tư nhìn rõ mọi khía cạnh của quá trình IPO một doanh nghiệp. Hiểu rõ bản chất và quy trình IPO là gì, sẽ mang lại cho nhà đầu tư rất nhiều góc nhìn, thông qua đó thuận lợi trong việc lựa chọn phương pháp đầu tư cổ phiếu IPO, cũng như phương pháp tìm kiếm thông tin những con hàng “hot” trước khi nó trở nên đại trà.
Bắt đầu bài viết, vẫn là phải hiểu đúng về định nghĩa IPO...

IPO là gì

IPO là quá trình một công ty tư nhân lần đầu tiên bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư bên ngoài, và trở thành một công ty niêm yết. 


Video đơn giản về IPO

Trước khi IPO, công ty được xem là công ty tư nhân , với một số lượng cổ đông khá nhỏ được tạo thành chủ yếu từ các nhà đầu tư tiên phong (như người sáng lập, gia đình và bạn bè của họ) và các nhà đầu tư chuyên nghiệp kiểu như Shark Tank mà nhà đầu tư thường xem vậy (thuật ngữ gọi nhóm này là các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc nhà đầu tư thiên thần).

Đặc biệt, cho đến khi cổ phiếu của một công ty được chào bán ra trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư chỉ có thể đầu tư vào cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường OTC, ví dụ như hiện tại có ô tô Trường Hải - THACO, Seoul Metal - SMV,...). 

Các công ty niêm yết phải có hàng trăm cổ đông và phải tuân theo các quy tắc và quy định nghiêm ngặt. Họ phải thành lập một ban giám đốc và họ phải báo cáo thông tin tài chính và kế toán kiểm toán hàng quý. Tại Hoa Kỳ, các công ty niêm yết báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Còn ở Việt Nam, các công ty niêm yết được giám sát bởi ủy ban chứng khoán nhà nước SSC. 

Ngoài ra, các công ty niêm yết phải tuân thủ các quy định và yêu cầu được đặt ra bởi các sàn giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của họ được niêm yết, ở Việt nam là sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). 

Uy tín của một công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán rất lớn. Trong lịch sử, chỉ những công ty tư nhân có nền tảng cơ bản mạnh mẽ và tiềm năng lợi nhuận “khủng” mới có thể đủ điều kiện để IPO. Ngày nay, với nhiều lí do, các yêu cầu niêm yết đã giảm bớt một chút. Nhà đầu tư có thể xem thêm tại phần Quy định về IPO.

Lý do dẫn đến IPO

Thị trường chứng khoán phát triển mạnh, các công ty tư nhân có thể huy động được nhanh và nhiều vốn nhất thông qua việc tiến hành IPO trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của công ty cũng có thể đạt được tính thanh khoản rất cao và các giá trị gia tăng về giá sau khi IPO. 
top ipo trên thế giới

Top cổ phiếu IPO trên thế giới
Nói rõ hơn:

IPO là phương pháp huy động vốn hiệu quả nhất hiện giờ 

Mặc dù các công ty tư nhân có nhiều lựa chọn để huy động vốn - chẳng hạn như vay, tìm thêm nhà đầu tư tư nhân hoặc bằng cách mua lại bởi một công ty khác (hoạt động M&A). Nhưng, cho đến nay, IPO làm tăng số vốn huy động lớn nhất cho công ty và các cổ đông sáng lập.
vốn hóa IPO hàng năm
Vốn hóa IPO hàng năm


IPO gia tăng uy tín của doanh nghiệp nhanh chóng 

IPO với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất, và sau khi đã IPO thì các lần huy động vốn tiếp theo sẽ được gọi là phát hành cổ phiếu trên thị trường thứ cấp chứ ko còn gọi là IPO nữa, đây cũng là điểm hay nhầm lẫn của các nhà đầu tư mới. 

Có thể xem sức ảnh hưởng của niềm tin trong IPO qua biểu đồ cấu trúc về IPO Trust sau đây.


niềm tin vào doanh nghiệp khi ipo

IPO có ý nghĩa rất quan trọng, vì với bất kỳ doanh nghiệp lớn nào, đây cũng là thử thách đầu tiên và quan trọng nhất. bởi vì trước khi được phép huy động vốn rộng rãi phải đảm bảo hàng loạt các điều kiện phát hành nghiêm ngặt và qui chế báo cáo thông tin chuẩn mực.

Lợi ích khi lên sàn chứng khoán

Mục tiêu chính của IPO là huy động vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những lợi ích đặc thù khác như:

Thuận lợi khi phát hành cổ phiếu

Một công ty đại chúng có thể tăng vốn bổ sung trong tương lai thông qua các nghiệp vụ thứ cấp như phát hành cổ phiếu. (có thể xem thêm về phát hành cổ phiếu hoặc phân biệt các loại phát hành cổ phiếu qua bài viết: https://www.cafechungkhoan.com/2018/12/co-phieu.html#phat-hanh-co-phieu)

Phát hành với số vốn lớn và thủ tục thuận lợi nhiều hơn so với doanh nghiệp chưa niêm yết.

Tối ưu hóa chiến thuật giữ người bằng cổ phiếu

Công ty co thể thưởng cổ phiếu cho giám đốc điều hành hoặc nhân viên xuất săc khác thông qua bán ưu đãi cổ phiếu trước khi niêm yết. Cổ phiếu trong một công ty đại chúng hấp dẫn hơn đối với nhân viên nội bộ vì cổ phiếu có thể được bán dễ dàng hơn, so với việc còn nằm trên OTC. IPO cũng giúp một công ty đại chúng có thể tuyển dụng và giữ chân nhân tài tốt hơn.

Hình ảnh doanh nghiệp điển hình áp dụng chiến thuật này là MWG:
esop-mwg

Thuận lợi trong mua bán sáp nhập

Hoạt động sáp nhập và mua lại dễ dàng hơn đối với một công ty đại chúng, bằng cách sử dụng cổ phiếu của mình để mua lại một công ty khác.

Tại Việt Nam, sáp nhập hợp nhất thông qua con đường phát hành cổ phiếu để hoán đổi được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, với nhiều thương vụ đáng kể từ năm 2014 đến nay như SHB sáp nhập Habubank, SHN và An Bình Group, MHB sáp nhập vào BIDV, DL1 với các công ty con, Nam Long với các công ty liên quan...

Gần đây nhất có trường hợp CTCP Ô tô Hàng Xanh (HAX, sàn HOSE) phát hành cổ phiếu hoán đổi cổ phần của CTCP Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ ôtô PTM (sàn UPCoM) và tới đây là thương vụ sáp nhập đình đám của CTCP Mía đường Thành Thành Công – Tây Ninh (SBT) và CTCP Đường Biên Hòa (BHS).

Đọc thêm: M&A bằng hoán đổi cổ phiếu: Những điểm cần chú ý trên báo cáo tài chính

Nâng cao tính minh bạch của công ty

Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý qui định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.

Mang lại uy tín và vị thế cho công ty trên thương trường

Cổ phiếu IPO vì khi niêm yết sẽ mang lại uy tín rất lớn. Đây có thể là một yếu tố có lợi cho doanh nghiệp khi đi vay, nó giúp doanh nghiệp có tiềm lực đạt được những điều khoản có lợi. Tuy nhiên nhà đầu tư phải lưu ý là giá trị thực sự của những lợi thế vô hình như uy tín rất khó đo lường và cũng rất dễ mất đi.


uy-tin-doanh-nghiep-ipo

Các rủi ro khi thực hiện IPO


IPO rất tốn kém

Và chi phí duy trì công ty đại chúng đang diễn ra và thường không liên quan đến các chi phí kinh doanh khác. Thông thường giai đoạn lên kế hoạch, định giá, tìm kiếm đối tác chiến lược và hàng loạt nghiệp vụ khác trong IPO sẽ mất khoản 12 đến 18 tháng. (nghiên cứu quy trình và cách thức IPO của PWC: https://www.pwc.com/us/en/deals/publications/assets/cost-of-an-ipo.pdf )

Trong đó chi phí IPO theo thống kê của Oxford Economics, và dựa trên báo cáo đăng ký công khai của 315 công ty, trung bình, các công ty phải chịu một khoản phí bảo lãnh phát hành bằng 4-7% tổng số tiền thu được, cộng thêm 4.2 triệu đô la chi phí cung cấp trực tiếp cho IPO. 

Riêng Việt Nam thì con số này tùy thuộc vào công ty chứng khoán và chưa có số liệu thống kê đáng tin cậy.


Video về 5 rủi ro phổ biến của IPO trên thế giới

Ngoài các lí do kể trên, còn có những rủi ro đặc thù như:

Biến động giá cổ phiếu gây áp lực cho quản lý

Áp lực từ phía cổ đông nhỏ hoặc cổ đông chiến lược, thực sự có ảnh hưởng tới quyết định của ban giám đốc, trong khi biến động giá cổ phiếu chưa chắc phản ánh kết quả tài chính thực sự.

Nguy cơ gây bất ổn trong công ty

Các chiến lược được sử dụng để làm tăng giá trị cổ phiếu của một công ty đại chúng, chẳng hạn như sử dụng nợ quá mức để mua lại cổ phiếu , có thể làm tăng rủi ro và sự bất ổn trong công ty.

Nguy cơ làm lộ bí mật kinh doanh

Một công ty đại chúng phải nộp báo cáo với SSC có thể tiết lộ bí mật và phương thức kinh doanh, giúp các đối thủ cạnh tranh dễ phân tích hơn.
Sự lãnh đạo và quản trị cứng nhắc của ban giám đốc có thể khiến việc giữ chân các nhà quản lý giỏi sẵn sàng chấp nhận rủi ro trở nên khó khăn hơn.

Sau IPO công ty có hưởng lợi từ tăng giá cổ phiếu không

Câu trả lời ngắn gọn là không. Để dễ hiểu, hãy nhớ rằng thị trường chứng khoán bao gồm hai thị trường - thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Trong thị trường sơ cấp , một công ty phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư chuyển vốn cho công ty để lấy cổ phần. Chỉ đến lúc này, công ty mới nhận được vốn cho cổ phiếu của họ. Khi cổ phiếu được phát hành theo giá chào bán quy định, công ty sẽ nhận được tiền mặt của họ.

Trong thị trường thứ cấp , các nhà đầu tư ban đầu mua vấn đề ở thị trường sơ cấp bán cổ phần của họ cho các nhà đầu tư khác, những người này lần lượt nắm giữ cổ phần của họ và cuối cùng cũng bán chúng cho các nhà đầu tư khác. Đây là thị trường thứ cấp được truyền thông tích cực theo dõi và tạo ra sự thay đổi giá hàng ngày trong chứng khoán. Bởi vì thị trường này chỉ liên quan đến các nhà đầu tư mua và bán chứng khoán từ các nhà đầu tư khác, bản thân các công ty đại chúng không thấy lợi nhuận trực tiếp hoặc thua lỗ từ thay đổi giá.

Tuy nhiên, vẫn có lợi cho một công ty đại chúng có giá cổ phiếu mạnh vì nó làm tăng vốn hóa thị trường của công ty và do đó khả năng phát hành thêm cổ phiếu vốn với giá chào bán tương đối cao (cho phép công ty tăng vốn cổ phần với giá rẻ). Xem thêm tại phần lợi ích của niêm yết trên sàn chứng khoán.

Điều kiện để IPO

Mỗi quốc gia có những qui định riêng cho nghiệp vụ phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Ở Việt Nam, để tiến hành IPO, thông thường tổ chức phát hành phải tuân thủ 6 điều kiện sau:

  • Đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu 120 tỷ đồng niêm yết tại HoSE và 30 tỷ đồng niêm yết HNX 
  • Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành..
  • Công ty được thành lập và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3 đến 5 năm).
  • Công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi nhuận không thấp hơn mức qui định và trong một số năm liên tục nhất định (thường từ 2-3 năm).
  • Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
  • Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.


Vai trò của tổ chức bảo lãnh phát hành

Bảo lãnh phát hành là quá trình một công ty chứng khoán giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán chứng khoán như định giá chứng khoán, chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán, phân phối chứng khoán và bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu.

Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải có được sự bảo lãnh của một công ty nhỏ, và số lượng phát hành không lớn, thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty lớn, và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên.

Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát hành là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được.
Ví dụ: nếu công chúng mua chứng khoán phải trả 20.000 đ một cổ phiếu, trong khi công ty phát hành nhận 18.000 đ một cổ phiếu thì tiền phí bảo lãnh phát hành là 2.000 đ một cổ phiếu.

Phí bảo lãnh hoặc hoa hồng bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Nói chung, nếu đợt phát hành đó là đợt phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng thì mức phí hoặc hoa hồng phải cao hơn lần phân phối sơ cấp. Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh hoặc hoa hồng phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu.

Quy trình thực hiện đấu giá IPO

Bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng hay còn gọi là phát hành chứng khoán lần đầu, được thực hiện theo các bước sau. Quý nhà đầu tư lưu ý là lần đầu, các lần phát hành sau không gọi là IPO và cũng có cơ chế khác với phát hành lần đầu:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho IPO

Bước 1: Tổ chức đại hội cổ đông để chốt về mục tiêu sử dụng vốn sau khi phát hành:

  • Số lượng vốn cần huy động; 
  • Số lượng cổ phiếu dự định phát hành;
  • Tỉ lệ và số lượng dự tính bán cho các đối tượng: Hội đồng quản trị, cổ động hiện tại, người lao động trong doanh nghiệp, người bên ngoài doanh nghiệp, người nước ngoài…

Bước 2: Thành lập ban tổ chức, xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng. 
Chức năng chủ yếu của Ban tổ chức là chuẩn bị các hồ sơ xin phép phát hành để nộp lên cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; 

Bước 3: Lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu chưa rõ về vai trò của tổ chức bảo lãnh phát hành, bạn có thể đọc thêm phần bảo lãnh phát hành).
Noted: Trong phần lớn các trường hợp IPO, để đảm bảo sự thành công của đợt IPO thì tổ chức phát hành phải chọn ra được một tổ chức bảo lãnh phát hành phù hợp. Tổ chức bảo lãnh phát hành với uy tín và mạng lưới rộng lớn của mình sẽ giúp cho việc phân phối chứng khoán của tổ chức phát hành diễn ra một cách suôn sẻ. Chính vì vậy, khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng thì việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành có ý nghĩa rất quan trọng, và mang tính quyết định đến sự thành bại của đợt phát hành. Trong trường hợp khối lượng chứng khoán phát hành là quá lớn, vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh phát hành thì tổ chức bảo lãnh phát hành chính (tổ chức bảo lãnh đã được lựa chọn) sẽ đứng ra lựa chọn các thành viên khác để cùng với mình tiến hành bảo lãnh cho toàn bộ đợt phát hành.
Bước 4: Lựa chọn công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn và cùng với các tổ chức này xây dựng phương án phát hành và dự thảo bản cáo bạch để cung cấp cho các nhà đầu tư.

Giai đoạn 2: Tiến hành IPO

Đầu tiên là tiến hành định giá:

Ban tổ chức, bảo lãnh phát hành, công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn tiến hành định giá chứng khoán phát hành. 

Định giá chứng khoán là giai đoạn rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo cao. Nếu định giá chứng khoán cao thì sẽ khó khăn trong việc bán chứng khoán, còn nếu định giá chứng khoán quá thấp thì sẽ làm thiệt hại về phía công ty IPO.

Vì thế, việc định giá chứng khoán làm sao cho người mua muốn mua và người bán không bị thiệt hại là hết sức quan trọng.

Bước 2 là tiến hành xin phép niêm yết

  • Chính thức thành lập bảo lãnh phát hành và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức phát hành.
  • Công ty kiểm toán xác nhận các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin phép phát hành.
  • Tổ chức phát hành nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán. Thông thường tổ chức phát hành sẽ được trả lời về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành đầy đủ và hợp lệ. 

Noted: Trong thời gian chờ Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ, tổ chức phát hành thường sử dụng nội dung trong bản cáo bạch để thăm dò nhu cầu của thị trường (nếu chưa rõ về bản cáo bạch, có thể xem qua định nghĩa ở đây).Việc thăm dò này, nhằm lựa chọn phương thức bán và giá bán phù hợp.
Bước 3 là sau khi được cấp phép IPO

Sau khi được cấp phép phát hành, tổ chức phát hành phải ra thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố ra công chúng bản cáo bạch chính thức và việc thực hiện việc phân phối chứng khoán trong một thời gian nhất định kể từ khi được cấp giấy phép. 
Noted: Thời hạn phân phối được qui định khác nhau đối với mỗi nước. ở Việt nam, theo qui định tại Nghị định 48/Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì thời hạn này là 90 ngày, trong trường hợp xét thấy hợp lý và cần thiết, Uỷ ban chứng khoán nhà nước có thể gia hạn thêm.
Tiến hành đăng ký, lưu giữ, chuyển giao và thanh toán chứng khoán sau khi kết thúc đợt phân phối chứng khoán.

Sau khi hoàn thành việc bán chứng khoán, tổ chức phát hành cùng với tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt phát hành cho Uỷ ban chứng khoán và tiến hành đăng ký vốn với cơ quan có thẩm quyền.

5 nguyên tắc đầu tư vào cổ phiếu IPO

đầu tư vào ipo như thế nào

Nghiên cứu khách quan về cổ phiếu IPO

Không giống như hầu hết các công ty đã niêm yết, cổ phiếu sắp IPO thường không có nhiều báo cáo phân tích của các cty chứng khoán. Bởi vậy, việc cố gắng phát hiện ra các dấu hiệu, dẫu là nhỏ, cũng cho chúng ta biết một lượng thông tin đáng kể. Và nhà đầu tư cần nhớ rằng, mặc dù hầu hết các công ty cố gắng viết đầy đủ tất cả thông tin trong bản cáo bạch của họ,nhưng nó vẫn được viết bởi chính công ty đó chứ không phải bởi một đơn vị phân tích khách quan, không có lợi ích riêng.

Nghiên cứu khách quan về công ty sắp IPO, nhà đầu tư có thể tìm kiếm về: các đối thủ cạnh tranh, thông tin trên báo chí trong quá khứ, cũng như sức khỏe của toàn ngành. Mặc dù thông tin có thể khan hiếm, nhưng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công ty là một bước quan trọng trong việc đầu tư khôn ngoan. Mặt khác, nghiên cứu của bạn có thể dẫn đến việc phát hiện ra rằng triển vọng của một công ty đang bị thổi phồng quá mức, định giá quá cao hay không. 

Chọn một công ty có đơn vị bảo lãnh phát hành mạnh

Công ty bảo lãnh phát hành mạnh ở việt nam thường là các công ty chứng khoán lớn. Ngoại trừ các lợi ích bên trong, báo cáo phân tích của công ty sắp IPO được họ viết ra, còn vì danh tiếng của bản thân công ty nữa. Do vậy, các công ty niêm yết được họ đứng ra bảo lãnh phát hành thường là các công ty tốt.

Ngược lại, hãy thận trọng hơn khi lựa chọn các công ty môi giới nhỏ hơn, bởi vì họ có thể sẵn sàng bảo lãnh cho bất kỳ công ty nào. 

Tuy nhiên, một điểm tích cực của các công ty chứng khoán nhỏ hơn là, vì số lượng khách hàng nhỏ hơn, nên các công ty này lại giúp nhà đầu tư cá nhân dễ dàng mua cổ phiếu trước IPO hơn. 
Noted: Xin lưu ý rằng hầu hết các công ty chứng khoán lớn, thường không cho toàn bộ nhà đầu tư dễ dàng mua cổ phiếu IPO. Các nhà đầu tư cá nhân được ưu tiên vào IPO là những khách hàng lâu năm và thường có doanh số giao dịch cao.Đâu cũng vậy, bánh ít đi, bánh quy lại mà…

Luôn đọc kĩ bản cáo bạch

Dù rằng nhà đầu tư không nên đặt tất cả niềm tin vào nó, nhưng không bao giờ nên bỏ qua việc đọc bản cáo bạch. Nó có thể là một bản đọc khô khan, nhưng bản cáo bạch nêu ra những rủi ro và cơ hội của công ty, cùng với việc chỉ ra mục đích của nguồn vốn IPO huy động.

Cách nhanh nhất để cổ phiếu rớt giá sau IPO là đặt mục tiêu cao, mà làm ra kết quả thì tào lao. Do đó, một trong những điều lớn nhất cần chú ý trong khi đọc bản cáo bạch là xem thử triển vọng thu nhập tương lai có quá lạc quan hay không.

Thận trọng trong đầu tư không bao giờ thừa

Ngay cả khi bạn tìm thấy một công ty sắp IPO mà bạn cho là một khoản đầu tư đáng giá, có thể bạn vẫn không thể mua được cổ phần. Các nhà môi giới có thói quen tiết kiệm phân bổ IPO của họ cho các khách hàng ưa thích, vì vậy trừ khi bạn là người giỏi, nhiều khả năng bạn sẽ không thể tham gia. 

Bởi vậy, việc mà các môi giới săn đón bạn quá mức một cổ phiếu nào đó, thường là có vấn đề.
Case Study: Warren Buffett có nói: “Tôi một lần nữa nhấn mạnh rằng nên dành rất nhiều thời gian mỗi ngày chỉ để ngồi và suy nghĩ. Điều đó không phổ biến lắm trong giới doanh nhân Mỹ. Tôi đọc nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn, đưa ra ít quyết định nóng vội hơn so với hầu hết mọi người trong giới kinh doanh.”

Lưu ý thời hạn giữ cổ phiếu của ban giám đốc cty IPO

Thông thường ban giám đốc của công ty niêm yết bị cấm giao dịch cổ phiếu trong vòng 3 năm, tính từ thời gian IPO. Nếu họ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu khi thời hạn lock bắt buộc đã hết, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty có một tương lai tươi sáng và bền vững. 
Hãy để thị trường đi theo hướng của nó trước khi bạn tiến vào. Một công ty tốt vẫn sẽ là một công ty tốt và là một khoản đầu tư xứng đáng, ngay cả khi thời hạn lock của ban giám đốc đã hết hạn.



Theo dõi góc nhìn đầu tư mới nhất

* indicates required