Đầu tư chứng khoán cuối năm và sóng ông già Noel


hieu-ung-thang-gieng

Sóng ông già Noel có tên là Santa Claus Rally, xuất hiện trong Traders Almanac vào 1972. Đây là một nghiên cứu chu kì chứng khoán, có xác xuất đúng rất cao, lại thường xuất hiện định kì hàng năm.


Sóng ông già Noel là gì

 Santa claus rally, hay còn gọi là sóng "ông già noel" được Yale Hirsch phát hiện ra và viết lại trong Traders Almanac vào 1972. Những năm sau đó được thống kê và nghiên cứu gần 50 năm thị trường chứng khoán toàn cầu, luôn diễn ra với xác suất lên đến 90%. Được các nhà đầu tư tại phố Wall ví hư một món quà của "thượng đế", 

Tuy nhiên, có những lí giải khoa học hơn cho hiện tượng này:

1. Mùa chốt NAV của các quỹ đầu tư trên toàn cầu, việc kiểm soát số liệu là ko thể tránh khỏi. Nhất là giai đoạn deal những nguồn tiền mới. (xem kĩ thêm tại phần Big data)

2. Thời gian mà những nhà đầu tư bi quan dừng giao dịch, và những người lạc quan tích cực mua vào, trước kì vọng cho năm mới và từ đó dẫn đến "hiệu ứng tháng giêng"


Hiệu ứng tháng Giêng là gì

Là một lí thuyết phát triển từ SantaClaus Rally, và cũng giống như tất cả các hiệu ứng mang tính chu kì khác trong năm. Nghiên cứu phân tích dữ liệu từ năm 1904 đến 1974, kết luận rằng lợi nhuận trung bình đối với cổ phiếu trong tháng 1 cao gấp 5 lần so với bất kỳ tháng nào khác trong năm.

Hiệu ứng này phản bác lại lí thuyết thị trường hiệu quả, vì thị trường hiệu quả sẽ tự nhiên làm cho hiệu ứng này không tồn tại.

Và điểm quan trọng là: hiệu ứng tháng 1 theo số liệu cho thấy chỉ ảnh hưởng đến các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn mức trung bình hoặc cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là cổ phiếu có floating thấp.

Như thống kê trên chart FTSE All-Share (chỉ số chứng khoán tổng hợp trên sàn LonDon, cũng tương tự VNindex)



Góc nhìn thống kê của hiệu ứng tháng giêng

Theo thống kê của Seeking Alpha 

Kể từ năm 1969, sóng ông già Noel đã mang lại lợi nhuận tích cực trong 34/45 kì review, đặc biệt tăng mạnh trong năm ngày giao dịch cuối cùng của năm và hai ngày giao dịch đầu tiên sau Tết. Bình quân lợi nhuận thu về mỗi ngày từ “ông già noel” là 1.4%.

Hình sau thống kê từ 1950 của chỉ số SP500, lợi tức từ đầu tư chứng khoán sau ngày giáng sinh luôn lời và cao hơn hẳn giai đoạn trước giáng sinh. 



Tín hiệu tháng giêng quyết định xu hướng của năm  

Quỹ đầu tư Salomon Smith Barney đã thực hiện một nghiên cứu phân tích dữ liệu từ năm 1972 đến năm 2002 và thấy rằng các cổ phiếu của chỉ số Russell 2000 vượt trội so với các cổ phiếu trong chỉ số Russell 1000 (cổ phiếu vốn hóa nhỏ so với các cổ phiếu vốn hóa lớn) trong tháng 1.

TTCK Mỹ từ năm 1945 đến nay, nếu phiên giao dịch đầu năm mới tăng điểm, thì 74% là thị trường trong năm đó sẽ tăng với mức tăng trung bình vào khoản 10,2% cả năm. Còn nếu tăng điểm cả tháng giêng thì 73% là thị trường sẽ tăng trong vòng 12 tháng sau đó. Vì thế, thuật ngữ hiệu ứng Tháng Giêng chính là một trong các tín hiệu ảnh hưởng lớn đến xu hướng thị trường trong cả năm.

Hình sau thể hiện lợi tức tại các loại cổ phiếu khác nhau trong tháng giêng, Value Stock (cổ phiếu giá trị) vẫn xếp đầu trong các đợt tăng giá.




Thủ thuật làm đẹp của các quỹ đầu tư

Một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích tại sao Hiệu ứng tháng Giêng xảy ra. Một trong số đó cho rằng, các nhà quản lý quỹ đôi khi mở vị thế mua vào cuối tháng 12 để mua những cổ phiếu đã tăng đáng kể trong năm. Một thủ thuật gọi là “window dressing”. Danh mục đầu tư của bất kỳ quỹ nào đều được liệt kê trong báo cáo cuối năm cho các cổ đông và rõ ràng là danh mục sẽ trông có vẻ tốt hơn, khi có thêm một vài cổ phiếu tăng giá. Lực cầu từ những nhà đầu tư tổ chức có thể sẽ khiến cổ phiếu đó tăng giá.




Thuật ngữ Window Dressing là gì? Là những điều chỉnh đặc biệt tạo ra vẻ ngoài lành mạnh cho bảng cân phối kế toán, trong khi tình hình thực tế có thể ngược lại hoặc làm gọn bảng cân đối kế toán. Xảy ra ngay trước ngày báo cáo, ví dụ, vào cuối năm tài chính hoặc cuối quý, và nhằm tô màu cho bức tranh danh mục, trước thềm họp mặt cổ đông. Phương pháp chính là các quỹ đầu tư bán tháo chứng khoán không được cổ đông ưa thích và mua chứng khoán được ưa thích. (Xem thêm định nghĩa trên investopedia)

Nhà đầu tư thường bán cuối năm

Thông thường, khi thời điểm cuối năm đến gần, nhiều nhà đầu tư muốn xóa bỏ các cổ phiếu có hiệu suất kém ra khỏi danh mục để có được một sự khởi đầu mới cho năm mới. 

Có một điểm đáng lưu ý, giao dịch cuối năm trên những thị trường phát triển, chịu ảnh hưởng lớn bởi các loại thuế, nhiều người sẽ bán những cổ phiếu lỗ của họ để ghi nhận lỗ để có thể làm giảm lợi nhuận thực tế thu được, qua đó họ đóng thuế thấp hơn. Ngay khi năm mới bắt đầu, số tiền thu được từ hoạt động bán những cổ phiếu trên thường được tái đầu tư trở lại thị trường, khi đó lại đẩy giá cổ phiếu cao hơn.



Góc nhìn của chuyên gia trong nước về hiệu ứng tháng giêng

 Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc Môi giới CTCK Bản Việt – trích từ báotinnhanhchungkhoan.vn

Nếu quan sát kỹ diễn biến thị trường có thể thấy, những năm gần đây, TTCK thường ẩn chứa nhiều cơ hội từ tháng Giêng đến giữa năm. Đỉnh của giá cổ phiếu thường rơi vào tháng Ba. Theo tôi, điều này có lý do từ một số nguyên nhân.

- Về dòng tiền, đầu năm, tín dụng ngân hàng tương đối rộng mở trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh và một phần chảy vào chứng khoán, nâng đỡ thị trường. Sau đó, vào giữa năm, tùy theo tình hình tổng kết dư nợ cho vay mà chiếc van tín dụng sẽ đóng hay tiếp tục mở ảnh hưởng đến chứng khoán.

- Những tháng đầu tiên của năm mới, TTCK cũng nhận được nhiều thông tin hổ trợ như các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh năm cũ, chia cổ tức, đặt ra các chỉ tiêu kinh doanh cho năm mới.


Thống kê hiệu ứng tháng giêng tại Việt Nam

Thống kê một thập kỉ thị trường chứng khoán Việt Nam, dù rằng thời gian vẫn còn ngắn để tính toán con số thống kê. Tuy nhiên, số liệu vẫn cho thấy tính hiệu quả của hiệu ứng tháng giêng và sóng ông già Noel đối với thị trường trong nước với 1 lần fail duy nhất tính từ 2009

Hết sức chú ý tới timing thì thời gian hiệu ứng này thì tại việt nam kéo dài trong vòng 3 đến 4 tháng. Trong khi thống kê trên thế giới timing này nhỏ hơn rất nhiều. Xem thêm phần bigdata để rõ hơn





Những sai lầm và kĩ thuật bắt bài sóng ông già Noel

Không kịp ra kế hoạch giải ngân

Thời gian diễn ra sóng ông già Noel tương đối ngắn, khiến cho các nhà đầu tư chưa chuẩn bị trước sẽ hết sức bỡ ngỡ và không kịp ra kế hoạch. Đặc biệt là khi có kế hoạch quản lí rủi ro kém, sẽ dễ dàng vào đúng đỉnh sóng và lãnh hậu quả thay vì hiệu quả. Chính làn sóng tăng mạnh như vậy (thống kê là hơn 5 lần so với các tháng khác) sẽ dẫn đến tâm lí lạc quan thái quá, nhanh chóng bị cuốn theo “hiệu ứng đám đông”.

Biết được có sóng nhưng đánh vẫn thua

Theo thống kê trên thế giới, hiệu ứng tháng giêng cho thấy chỉ ảnh hưởng đến các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn mức trung bình hoặc cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là cổ phiếu có floating thấp. Tuy nhiên, thống kê ở Việt Nam, con số sẽ tương đối khác so với thông lệ. Chọn sai sóng ngành vẫn thua như thường…

Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Salomon Smith Barney phát hiện ra rằng, giai đoạn 1979 - 2002, nhóm cổ phiếu nhỏ (small caps) vượt trội so với cổ phiếu lớn (large caps) khoảng 0,82% trong tháng Giêng, nhưng chúng lại tụt lại trong phần còn lại của năm.

Dấu hiệu xấu khi sóng ông già Noel không diễn ra

Theo nghiên cứu của Barrons (báo tài chính lớn của Mỹ) và thống kê tại phần Big data ở trên, giao dịch trong giai đoạn sau Giáng sinh có tiềm ẩn những rủi ro dị thường. Nếu không có sự phục hồi trong giai đoạn tháng Giêng, đó có thể là dấu hiệu của một thị trường giảm dài hạn trong tương lai. Trong những giai đoạn downtrend dài hạn, hiệu ứng tháng giêng được xem là những Big Trap, bẫy được hầu hết nhà đầu tư lớn nhỏ, từ cá nhân tới các định chế tài chính.

Như thống kê của FTSE All Share sau đây cho thấy mức tương quan đặc biệt giữa tháng 1 và cả năm, chứng minh cho luận điểm trên. Đây rất có thể là một tín hiệu để dự báo thị trường cả năm

Thời điểm diễn ra sớm hơn dự kiến

Có vẻ như hiệu ứng tháng Giêng sẽ là một cơ hội dễ dàng cho các nhà đầu tư để thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, điều đó đã trở nên khó khăn hơn vì hiệu ứng đó ngày càng trở nên ít rõ rệt hơn. Với việc rất nhiều người dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng vào đầu tháng Giêng, hiệu ứng này phản ánh vào giá sớm hơn. 

Có thể bạn sẽ quan tâm...
7 Sai lầm trong đầu tư cổ phiếu và cách chọn sóng ngành
Tìm hiểu đầu tư chứng khoán từ A đến Z


Xem qua những ngành đáng đầu tư. Hoặc theo dõi góc nhìn đầu tư mới nhất tại đây
* indicates required