Biến động tỷ giá và những hệ lụy không thể lường hết

bien-dong-ty-gia

Thị trường Việt Nam tính từ 2008,sau nhiều đợt điều chỉnh tỷ giá được công bố, khối ngoại đã chuyển từ trạng thái mua ròng trước đó sang bán ròng khá mạnhNguyên do là việc điều chỉnh tỷ giá mạnh và bất ngờ khiến thị trường suy giảm niềm tin, tỷ suất sinh lợi của các quỹ, công ty đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng đáng kể mà không thể đo lường được. Qua bài viết, giúp NDT có cái nhìn bao quát hơn những ảnh hưởng đến thị trường đã từng xảy ra, qua đó có được những nhận định chính xác hơn cho tình hình hiện tại.



-----------------------------------------------------------------

Những bài viết liên quan

-----------------------------------------------------------------

Biến động Vn-Index qua các lần biến động tỷ giá

Ngày 25/11/2009, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ tăng thêm đến 5.44% từ mức 17,034 đồng lên 17,953 đồng/USD. Sau khi thông tin này được công bố, thị trường chứng khoán đã lao dốc khá mạnh, khi VN-Index đang đứng ở mức 503.41 điểm (25/11) đã rớt về còn 442.1 điểm (16/12), tương ứng với mức giảm 12.2% sau hơn 3 tuần.
bien-dong-ty-gia

Ngày 10/02/2010, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá tăng 3.36% từ mức 17,941 đồng lên 18,544 đồng/USD. Thị trường sau đợt tăng tỷ giá này vẫn duy trì được đà tăng khá tốt, cụ thể VN-Index đã tăng từ 490.91 điểm (10/02) lên 507.32 điểm (03/03), tương ứng với mức tăng 3.34%.
bien-dong-ty-giaNgày 11/02/2011, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18,932 đồng lên 20,693 đồng/USD, tăng rất mạnh 9.3%.
Sau khi thông tin này được công bố, khối ngoại đã chuyển từ trạng thái mua ròng trước đó sang bán ròng khá mạnh. Nguyên nhân chính là việc điều chỉnh tỷ giá mạnh và bất ngờ khiến thị trường suy giảm niềm tin, tỷ suất sinh lợi của các quỹ, công ty đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng đáng kể mà không thể dự báo trước.
bien-dong-ty-gia


Những góc nhìn chung về thị trường trong các kì biến động tỷ giá

Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp có các khoản nợ nước ngoài khi phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá cuối năm, trong đó có các doanh nghiệp ngành dịch vụ công cộng, xi măng , vận tải biển và dầu khí (xem thêm bảng tổng hợp nợ vay ngoại tệ của 1500 doanh nghiệp trên sàn ở cuối bài viết). Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ngành dầu khí và vận tải biển, có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp từ việc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ đầu ra thì cũng đồng thời được hưởng lợi từ việc thay đổi tỷ giá. Do đó để đánh giá toàn diện mức ảnh hưởng, cần am hiểu và tham khảo nhiều tài liệu phân tích chi tiết hơn.
bien-dong-ty-gia

Bên cạnh những doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ nước ngoài và chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước cũng chịu tác động từ việc thay đổi tỷ giá khi chi phí đầu vào gia tăng. Các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành như vật liệu cơ bản (thép, nhựa), hàng tiêu dùng (sữa, bánh kẹo), công nghiệp (hóa chất, vận tải kinh doanh xăng dầu) và dược phẩm sẽ phải giải bài toán cân đối giá bán sản phẩm đầu ra sao cho vừa bù đắp được chi phí đầu vào lại vừa đảm bảo giữ được thị phần và doanh thu.
Ở chiều hướng ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp và có kết hợp sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá; trong đó các ngành thủy sản, may mặc, cao su và khoáng sản. Điều này được thể hiện trên hai phương diện: giúp tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị phần và phần vượt trội thêm mà doanh nghiệp được hưởng khi các khoản thu ngoại tệ được ghi nhận bằng VND.

Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi trực tiếp?

bien-dong-ty-gia
Việc điều chỉnh tăng tỷ giá sẽ giúp cho các công ty xuất khẩu có rất nhiều thuận lợi, khi có doanh thu bằng USD. Có thể kể đến một số nhóm ngành như: thủy sản, cao su, khoáng sản, nông sản, dầu khí… Trong những đợt điều chỉnh tỷ giá trước đây, hàng loạt cổ phiếu trong những ngành này như FMC, APC, ANV,… đã bật tăng mạnh.
bien-dong-ty-gia
Vào giữa năm 2013 khi NHNN điều chỉnh tỷ giá tăng 1%, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE), phân tích nhóm ngành xuất khẩu có nguồn thu đô-la lớn như cao su tự nhiên (PHR và DPR), thủy sản (HVG và VHC)… Nếu tỷ giá tiếp tục được điều chỉnh từ 1-2% nữa thì các doanh nghiệp này sẽ tiếp tục hưởng lợi.(Hiện giờ các ngành trên vẫn giữ nguyên mức ảnh hưởng, có thể tham khảo qua file phân tích cuối bài.)
Trong đó, cao su Phước Hòa (PHR) có doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 50% tổng doanh thu hàng năm của công ty. Tuy nhiên, PHR cũng có khoản nợ vay bằng đô-la là khoảng 250 tỷ đồng (gần 12 triệu đô-la) nên công ty cũng sẽ bị lỗ tỷ giá nếu tỷ giá tăng.
Cao su Đồng Phú (DPR) cũng được dự báo là một trong các công ty được hưởng lợi từ việc tăng tỷ giá. Hầu hết các công ty thủy sản Việt Nam đều xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ lớn của thế giới là EU, Mỹ, Nhật…
Và phần lớn các hợp đồng xuất khẩu đều dưới đồng tiền USD. Đổi lại, các công ty thủy sản thường vay bằng đồng USD để tài trợ vốn lưu động do đồng USD có lãi suất thấp hơn đồng VND. Tuy nhiên, lượng tiền vay đều thấp hơn so với doanh thu mang lại. Do vậy, nếu điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND sẽ mang lại một phần lãi từ chênh lệch tỷ giá, qua đó giúp cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp.
CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) đã công bố KQKD tích cực trong 6 tháng 2018:
Xu hướng tỷ giá tích cực củng cố thêm cho tăng trưởng lợi nhuận. Đồng EUR trượt giá 1,13% trong 6 tháng 2018, cho phép HT1 ghi nhận mức lãi tỷ giá lớn trong quý 2/2018 so với khoản lỗ trong quý 2/2017. Diễn biến này giúp HT1 ghi nhận mức lãi ròng do tỷ giá trong 6 tháng 2018, củng cố cho LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo.

Cổ phiếu nào sẽ chịu đòn đau?

bien-dong-ty-gia

Thông thường, việc tăng tỷ giá sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn với các khoản nợ bằng USD, EUR,... Ngoài ra, việc tăng tỷ giá cũng khiến cho khối ngoại tăng cường hoạt động "bán ròng" vì tỷ suất sinh lợi của họ sẽ "tự nhiên" bị sụt giảm. Xem thêm: tình hình bán ròng của khối ngoại thời gian qua.
Trước đây, sau nhiều đợt điều chỉnh tỷ giá được công bố, khối ngoại đã chuyển từ trạng thái mua ròng trước đó sang bán ròng khá mạnhNguyên do là việc điều chỉnh tỷ giá mạnh và bất ngờ khiến thị trường suy giảm niềm tin, tỷ suất sinh lợi của các quỹ, công ty đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng đáng kể mà không thể dự báo trước.
Tuy nhiên, vào thời điểm giữa năm 2013, khi NHNN đã điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1% từ mức 20,828 đồng lên 21,036 đồng/USD. Đây là lần điều chỉnh tỷ giá duy nhất từ đầu năm 2013 đến nay, thị trường vẫn tăng điểm khá tốt sau đợt tăng tỷ giá này. Có lẽ mức điều chỉnh tỷ giá vừa phải đã giúp thị trường không bị sốc và hoạt động giao dịch trên TTCK không bị ảnh hưởng tiêu cực. Liệu rằng điều này có lặp lại vào 2018?
bien-dong-ty-gia

Một số nhóm ngành sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hoặc vay nợ bằng ngoại tệ nhiều sẽ bị thu hẹp lợi nhuận do phải trích lập dự phòng rủi ro tăng tỷ giá nhiều hơn như: thủy điện, vận tải chịu ảnh hưởng bất lợi từ xu hướng tăng tỷ giá, khi phần lớn doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành này đều vay nợ bằng ngoại tệ khá nhiều.
Việc tăng tỷ giá cũng sẽ có tác động đến một số ngành có tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu lớn như sắt thép (HSG và POM) và các công ty có tỷ lệ nợ vay bằng đô-la lớn.
bien-dong-ty-gia

Một số lĩnh vực hoạt động của FPT chịu tác động của biến động tỷ giá như xuất khẩu phần mềm, phân phối bán lẻ. Do đó, biến động tỷ giá USD/VND thường có tác động 2 chiều đến kết quả kinh doanh của FPT.

Gửi email nhận file tổng hợp tình hình nợ vay 1500 doanh nghiệp

* Tổng hợp nợ vay ngắn/ dài hạn, từ VND tới USD, EUR và các loại tiền tệ khác của hơn 1500 doanh nghiệp trên sàn (Hose, HNX, UPCOM,...)
* Quý nhà đầu tư hãy đăng nhập email để lấy link tải file tính Excel.

Theo dõi góc nhìn đầu tư mới nhất

* indicates required