cac-chi-so-tai-chinh

Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ...Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay...


-------------------------------------
Bài viết có liên quan
Chứng khoán là gì? 22 điểm vĩ mô quan trọng, 30 cổ phiếu đáng quan tâm
Margin là gì? hiểu margin từ A-Z
Biến động tỷ giá: thị trường sẽ thăng hoa hay gục ngã?
-------------------------------------

Phần 1: 20 chỉ số tài chính quan trọng

Chỉ số EPS: Earnings Per Share

cac-chi-so-tai-chinh

EPS là chỉ số cho biết khả năng sinh lợi của Cty trên mỗi cổ phần của cổ đông đóng góp là bao nhiêu.
Chú ý: Nếu chỉ số EPS càng cao thì nó càng cho thấy khả năng sinh lời của Cty càng lớn và ngược lại.
So sánh chỉ số EPS qua các thời kỳ sẽ giúp chúng ta biết được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đang phân tích.

Chỉ số P/E: Thị giá / Thu nhập CP

PE cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho mỗi CP cao hơn  mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần
PE là chỉ số cho biết giá CP đang ở mức được đánh giá cao hay thấp trên thị trường.
Chú ý: Nếu chỉ số PE càng cao thì nó cho thấy CP được thị trường đánh giá cao và ngược lại.
So sánh chỉ số PE giữa các Cty cùng ngành để đánh giá giá trị của CP mình quan tâm.
Theo quan điểm "bảo thủ", P/E dưới 10 thì nên mua. Nếu đang nắm giữ CP có mức P/E từ 10 - 12 lần thì không nên bán và có thể mua tiếp. P/E 12 - 18 có thể mua được khi thị trường đang trong giai đoạn ổn định theo hướng tốt. P/E từ 18 trở lên xem xét bán CP. Tuy nhiên, với NĐT theo trường phái "tăng trưởng", P/E có thể được chấp nhận cao hơn nếu tốc độ tăng LN (E) cao
Đây là chỉ số mà các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư lớn như HSBC, ML đã lợi dụng tâm lý yếu của NĐT VN khi tung ra các báo cáo xoay quanh chỉ số này nhằm đánh đổ thị trường cho các NĐT của mình mua vào.
Nếu NĐT quan tâm nhiều đến chỉ số P/E và muốn tìm hiểu chuyên sâu, có thể đọc thêm bài viết: chỉ số P/E, và phương thức định giá cổ phiếu

Chỉ số P/B: Thị giá / Giá trị sổ sách

cac-chi-so-tai-chinh

Giả sử rằng Cty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 100 tỷ,  tổng nợ là 75 tỷ, như vậy giá trị ghi sổ của Cty là 25 tỷ. Nếu hiện tại Cty có 10 triệu CP đang lưu hành, mỗi CP sẽ đại diện cho 2.5k giá trị ghi sổ của Cty. Nếu mỗi CP này có giá thị trường là 50k, như vậy tỉ lệ P/B là 2=5/2.5.
Chú ý:P/B là công cụ giúp có thể tìm kiếm được các CP có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một Cty đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của Cty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài sản của Cty là quá thấp.
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi xem xét các Cty có mức độ tập trung vốn cao hoặc các Cty tài chính bởi giá trị tài sản của các Cty này tương đối lớn. Vì công tác kế toán phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của TS hoàn toàn không tính tới các TSVH như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do Cty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các Cty dịch vụ vì họ giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn
Ví dụ: Microsoft là Cty mà phần lớn tài sản của Cty này là tài sản trí tuệ, các bản quyền phần mềm chứ không phải là các tài sản hữu hình khác. Cổ phần của Cty này chẳng mấy khi được bán với giá thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng.

Chỉ số D/E: Nợ/ Vốn CSH

DE là chỉ số cho biết tài sản của Cty được hình thành chủ yếu là do nguồn nào, nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu.
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu được dung để phân tích tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. 
Tuy nhiên có một số điều cần lưu ý khi sử dụng chỉ số này:
Giá trị của nợ phải trả trên báo cáo gần với giá trị thực tế hơn so với vốn chủ sở hữu.
Tùy thuộc vào quan điểm về nợ phải trả có bao gồm thuế thu nhập hoãn lại phải trả hay LN phải chuyển về cho Cty mẹ hay không mà chỉ số này mang lại những kết quả khác nhau.

Chỉ số ROE: Return on Equity

ROE được dùng để đo lường xem Cty tận dụng vốn của NĐT tốt đến mức nào. Hay hiểu một cách đơn giản ROE phản ánh mức độ sinh lời của một Cty, tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản được NĐT trang bị.
Thông thường thì một Cty tốt thì cần phải có ROE cao hơn mức trung bình của các Cty cùng ngành vì điều này cũng đồng nghĩa với việc Cty kiếm được nhiều tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra đầu tư
Trung bình toàn thị trường là 20,55%
Chỉ số này tăng cao hàng năm phản ánh tiềm năng tăng LN và quản lý hiệu quả của cty.
Chú ý:Nói chung, nên tránh những Cty có chỉ số này nhỏ hơn 15%. Hầu hết mọi ngành, chỉ số này của những Cty hàng đầu thường đạt trong khoảng 20% đến 30%, cá biệt có những Cty đạt trên 40%. Chỉ số này có xu hướng cao lên theo thời gian do việc áp dụng những công nghệ mới làm giảm chi phí và nâng cao năng suất

Chỉ số ROA: ROA là gì, tính thế nào

Nhận xét: Thể hiện Cty có được quản lý tốt hay không? Có hai chỉ số phản ánh tính hiệu quả của bộ máy vận hành Cty: tỷ suất LN trên tổng tài sản (ROA) và doanh sổ bán hàng trên một nhân viên
ROA cho ta biết Cty thu lợi bao nhiêu từ tổng số tài sản Cty sử dụng (gồm vốn CSH (vốn góp của tất cả cổ đông) và các khoản vay - nợ)
nên tìm Cty có ROA cao hơn các Cty cùng ngành. 
Chú ý:Trung bình toàn thị trường 11,69%

Các Chỉ số quan trọng khác

Chỉ số LN thuần/doanh thu: Cty hoạt động có lãi nhiều không? Mức LN của Cty phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược phát triển thị trường, khả năng tiết kiệm chi phí và sức mạnh cạnh tranh của cty. Nhìn chung thì một cty tốt thường làm ăn có lãi nhiều hơn các cty cùng ngành. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ngoại lệ, một số doanh nghiệp phải hy sinh LN trong ngắn hạn để nhắm tới nguồn LN lâu dài. 
Chú ý:Trung bình toàn thị trường 9,95%

Chỉ số nợ: Tổng Vay nợ/Vốn

Chính sách về nợ của Cty thế nào? Tỷ lệ nợ trên tổng vốn giúp chúng ta thấy được khả năng chiếm dụng vốn của Cty. Mỗi ngành nghề kinh doanh lại có mức độ nợ nần khác nhau, nên chúng ta cần so sánh tỷ suất nợ với các Cty cùng ngành và với bản thân Cty đang phân tích. 
Chú ý:Nếu tỷ xuất này có sự khác biệt lớn, hoặc thay đổi mạnh, đó có thể là tín hiệu rất không tốt. Nếu tỷ suất này quá cao, Cty có thể đang chìm trong lâm nguy tài chính; nếu nó quá thấp, doanh nghiệp có thể đã để lỡ cơ hội kiếm thêm tiền cho cổ đông (bằng việc chiếm dụng thêm vốn của người khác, như vay tín dụng, mua trả chậm v.v.) Trung bình toàn thị trường: 1,02

Lãi cổ tức (Yield)  - Tỷ lệ cổ tức của Cty ra sao? 

Cổ tức là khoản tiền mà cổ đông được chia khi Cty làm ăn có lãi, cổ tức cao cũng có nghĩa là cổ đông bỏ túi đều đặn nhiều tiền. 
Chú ý:Tuy nhiên bạn phải hết sức thận trọng với chính sách cổ tức của các Cty, nhiều Cty đang cần vốn để phat triển sản xuất, thậm chí phải vay ngân hàng, nhưng sợ giá CP sẽ xuống thấp nếu trả cổ tức thấp nên vẫn cố “rút ruột” mình ra, thậm chí lấy “tạm” tiền vay nợ để trả cho cổ đông. Trong trường hợp này cổ đông giống chủ nợ của Cty hơn là chủ sở hữu

Beta (mức biến động giá)

Giá CP của Cty biến động thế nào so với biến động chung của toàn thị trường? Beta được dùng để đo lường mức độ phản ứng giá của một CP với các giao động của thị trường trong quá khứ. Bản thân thị trường sẽ có chỉ số beta = 1.
Chú ý:Những CP có beta lớn hơn 1 tức là có độ rủi ro cao hơn thị trường, khi toàn thị trường bị mất giá, CP có xu hướng mất gia nhiều hơn, tuy nhiên khi thị trường tăng giá đều đều thì những CP này có xu hướng tăng nhanh hơn. Trên lý thuyết, NĐT chấp nhận CP có beta cao hơn thường được đền bù bằng thu nhập cao hơn trong tương lai.

Vốn thị trường

CP này có giúp bạn đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình hay không? Nhìn chung thì bạn nên đa dạng hoá đầu tư của mình để tránh rủi ro tổn thất lớn có thể sảy ra. Trên thực tế tại các thị trường phát triển, các Cty có vốn thị trường càng lớn thì càng có độ rủi ro thấp. 
Chú ý:Do ở Việt Nam hiện nay chưa có tiêu chí thống nhất phân nhóm các Cty theo giá trị thị trường chúng tôi so sánh vốn thị trường của Cty với vốn thị trường trung bình của toàn thị trường để bạn tự xác định phân loại CP.

ROI (Hệ số thu nhập trên đầu tư)

được Cty Du Pont phát triển cho mục đích sử dụng riêng, nhưng ngày nay nó được rất nhiều Cty lớn sử dụng như là một cách thức tiện lợi để xác định tổng thể các ảnh hưởng của các biên lợi nhuận doanh thu tổng tài sản
Chú ý:Mục đích của công thức này là so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một Cty, và cách thức Cty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập (và ROI) sẽ cao, và nếu ngược lại, thu nhập và ROI sẽ thấp.

Hệ số Tổng lợi nhuận

Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng nguyên liệu và lao động trong quy trình sản xuất của ban quản lý một Cty
Khi chi phí lao động và chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh, hệ số tổng lợi nhuận chắc chắn sẽ giảm xuống, trừ khi Cty có thể chuyển các chi phí này cho khách hàng của mình dưới hình thức nâng giá bán sản phẩm. 
Chú ý:Một cách để tìm xem các chi phí này có quá cao không là so sánh hệ số tổng lợi nhuận của một Cty với hệ số của các Cty tương đồng. Nếu hệ số tổng lợi nhuận của các Cty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì Cty cần phải thực hiện một biện pháp nào đó để có được sự kiểm soát tốt hơn đối với chi phí lao động và nguyên liệu.

Hệ số lợi nhuận hoạt động 

cho biết Ban quản lý của một Cty đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của Cty
EBIT là thu nhập trước thuế và lãi hay chính là thu nhập tính được sau khi lấy doanh thu trừ trị giá hàng bán đã tính theo giá mua và các chi phí hoạt động.
Hệ số này là một thước đo đơn giản nhằm xác định đoàn bẩy hoạt động mà một Cty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một Đô la doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu EBIT. 
Chú ý:Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem Cty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn.

Hệ số lợi nhuận ròng 

là hệ số từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác đây, là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh số bán.
Một số Cty có mức lợi nhuận ròng hơn 20%, và một số khác có chỉ đạt khoảng từ 3% đến 5%. Hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành khác nhau là khác nhau. Thông thường, các Cty được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn vì các Cty này quản lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn. 
Chú ý:Xét từ góc độ nhà đầu tư, một Cty sẽ ở vào tình trạng thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và nếu có thể, có mức lợi nhuận liên tục tăng. Ngoài ra, một Cty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả- ở bất kỳ doanh số nào thì mức lợi nhuận ròng của nó càng cao.

Hệ số thu hồi nợ trung bình  

cho bạn biết Cty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Lưu ý rằng doanh số bán thu tiền ngay được loại khỏi tổng doanh thu.
Ví dụ: Nếu bảng cân đối kế toán của một Cty cho biết số liệu của các khoản phải thu là 700tr và báo cáo thu nhập của nó cho biết doanh số bán chịu là 5tỷ5  thì
Hệ số thu hồi nợ trung bình  Nếu chính sách của Cty là bán chịu cho khách hàng trong vòng 38 ngày thì thời hạn 45.8 ngày cho thấy là Cty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ đúng hạn và cần xem xét lại chính sách bán chịu của mình. Ngược lại, nếu chính sách thông thường của Cty là ấn định thời hạn thu hồi nợ là 55 ngày, thì thời hạn trung bình 45.8 ngày cho thấy chính sách thu hồi nợ của Cty là có hiệu quả. Cần chú ý là hệ số thu hồi nợ trung bình chỉ là một số trung bình và có thể dẫn đến sự hiểu nhầm. Ví dụ, xem xét Cty A và b, có cùng giá trị các khoản phải thu nhưng có thời biểu thu hồi nợ khác nhau.
Giả sử Cty A và Cty B có chung một số lượng khách hàng, khoản phải thu thì thời hạn thu hồi nợ trung bình của hai Cty này sẽ giống nhau. Nhưng việc phần bổ các kỳ thu hồi nợ lại là yếu tố không được đề cập đến trong hệ số, rõ ràng Cty B có lợi thế hơn nếu chỉ nhìn trên bảng hệ số thu hồi nợ trung bình

Hệ số thanh toán trung bình  

Đối lập với các khoản phải thu là các khoản phải trả. Để tìm ra thời hạn thanh toán trung bình đối với các khoản phải thu, ta chia các khoản phải trả cho tiền mua hàng chịu mỗi năm.
Chú ý:Tuy nhiên, tiền mua hàng chịu hàng năm không được đề cập trong một báo cáo tài chính. Để có được số liệu này, phải dự tính tỷ lệ giá trị hàng hoá được mua chịu
Hệ số thanh toán trung bình: qua ví dụ trên Thời hạn thanh toán trung bình (đối với các khoản phải trả) của Cty là 41 ngày. Bất kỳ thời hạn nào ngắn hơn có nghĩa là người bán dành cho Cty một khoản chiết khấu hoặc người bán cho rằng Cty đang trong tình trạng rủi ro cao nên đã đưa ra các điều khoản chặt chẽ hơn về thời hạn thanh toán nợ. Bất kỳ thời hạn nào dài hơn cũng có nghĩa là Cty đã nhận được các điều khoản tín dụng ưu đãi, hay Cty là một “người trả chậm”, tức là Cty đang sử dụng những người cung cấp nguyên liệu như một nguồn tài trợ.
Người bán, nói chung bao giờ cũng muốn nhận được tiền càng sớm càng tốt, thường tính toán hệ số này nhằm biết được bao lâu thì họ có thể thu hồi tiền của mình từ Cty. Do việc thanh toán chậm thường có lợi cho Cty, nên nhà quản lý - người kiểm soát việc thanh toán có nhiệm vụ phải làm cân bằng hai thái cực lợi ích giữa nhà cung cấp và Cty.  Nếu thời hạn thanh toán trung bình của ngành vượt quá hệ số của Cty, thì nhà quản lý có thể tìm ra lý do tại sao việc mua chịu của Cty lại bị hạn chế và phải làm gì để có được thời hạn mua chịu dài hơn từ những nhà cung cấp.

Hệ số hàng lưu kho  

Tỷ lệ doanh số hàng bán trên hàng lưu kho là quan trọng đối với Cty bởi vì hàng lưu kho là loại tài sản ít lưu hoạt nhất trong các tài sản lưu động. Vì Cty phải dùng một lượng vốn để duy trì hàng lưu kho nên Cty sẽ được lợi khi bán hàng càng nhanh càng tốt lượng hàng này để giải phóng tiền mặt cho các mục đích sử dụng khác
Ví dụ: Nếu giá trị hàng hoá bán hàng năm của một Cty là $ 3.000.000 (tính theo giá mua) và giá trị hàng lưu kho trung bình là $ 300.000, thì tỷ lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho của Cty này sẽ là 10 lần
Chú ý:Số liệu này phải được so sánh với hệ số trung bình của ngành trước khi đưa ra bất kì một bình luận nào, vì các hệ số trung bình của từng ngành khác nhau rất lớn

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ 

cac-chi-so-tai-chinh

đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi - EBIT) để trả lãi của một Cty. Hệ số này cho biết một Cty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến mức nào. Rõ ràng, hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của Cty cho các chủ nợ của mình càng lớn.

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ =EBIT/Chi phí trả lãi hàng năm
Ví dụ: Nếu EBIT là 8.000 USD và chi phí tiền nợ lãi hàng năm là 3.000USD thì hệ số trả lãi định kỳ hàng năm là 2,67 hay nói cách khác, thu nhập cao gấp 2,7 lần chi phí trả lãi

Chú ý:Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà Cty này được hạn chế bởi thực tế EBIT không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các Cty cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một Cty cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình. Chỉ riêng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ thì chưa đủ để đánh giá một Cty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê và chi phí cổ tức ưu đãi

Tình trạng nợ nần của Cty

cac-chi-so-tai-chinh

Hệ số trang trải chung. Do Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ chưa đủ để đánh giá.
Tất cả chi phí trong mẫu số của hệ số này là cố định và đều phải được cân nhắc. rõ ràng, một Cty và các nhà đầu tư của Cty muốn có hệ số trang trải chung cao nhất, nhưng điều này phụ thuộc một phần vào khả năng sinh lãi của Cty.
Chú ý:Khi các hệ số nợ lớn quá mức, Cty có thể nhận thấy chi phí vốn của mình tăng lên. Giá trị các cổ phiếu của Cty cũng có thể giảm xuống tương ứng với mức độ rủi ro của Cty tăng lên. Do đó, các nhà quản lý tài chính phải thận trọng để tránh tình trạng nợ trầm trọng trong cơ cấu vốn của mình. Các nguồn dữ liệu quan trọng của ngành có thể tìm thấy trong các BCTC hàng quý từ TTDGCK về các ngành sản xuất, bán lẻ, khai thác mỏ. Bạn cũng có thể tham chiếu các báo cáo của các tổ chức định mức tín nhiệm để có các số liệu tổng hợp tương tự.
Tóm tắt: Các NĐT cần quan tâm đến các chỉ số EPS, PE, ROE, ROA, PB và các chỉ số đã nêu để chọn CP thích hợp.
Ngoài ra bạn có thể đọc thêm các góc nhìn khác về: 4 nhóm chỉ số quan trọng tại đây

PHẦN 2: Các màn phù phép trong BCTC

Mục đích của trò phù phép BCTC:  Có nhiều lý do mà các nhà lãnh đạo Cty cho phù phép BCTC nhằm mục đích đẩy giá CP của mình lên cao.

* Phù phép thông qua các ước tính kế toán

cac-chi-so-tai-chinh

Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các Cty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán (Accrual earnings  management) có ảnh hưởng trực tiếp tới LN trong kỳ của Cty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép LN. Một số thủ thuật làm tăng mức LN thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nơ khó đói, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuấng dưới giá trị thuần, vốn hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện... 

 Thủ thuật phù phép LN dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng LN mà chỉ đơn thuần chuyển LN của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu là LN các năm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên, càng về sau, mức LN cần phù phép càng lớn khiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán trở lên vô hiệu. Đến khi “giấy không thể gói được lửa”, khủng hoảng là điều khó tránh khỏi

* Phù phép thông qua các giao dịch thực 

cac-chi-so-tai-chinh

Phù phép LN thông qua việc giàn xếp một số giao dịch thực (Real earnings management) nhằm tăng LN trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch đó có thể không có lợi cho Cty về lâu dài.

Tăng doanh thu thông qua các chính sách giá và tín dụng 

 Một biện pháp các doanh nghiệp thường sủ dụng để tăng LN khi thấy có nguy cơ không đạt kế hoạch đặt ra là giảm giá bán hoặc nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tăng lượng hàng bán ra trong những tháng cuối năm tài chính. Biện pháp thứ hai là công bố kế hoạch tăng giá bán đầu năm sau. Ví dụ, để tăng LN Quí IV/2007, một Cty sản xuất ôtô có thể công bố kế hoạch tăng giá bán từ Quí I/2008, lập tức DT Quí IV/2007 sẽ tưng vọt. Hai biện pháp này cho phép Cty tăng LN trong năm hiện tại, nhưng sẽ bị giảm vào các năm sau, vì thực chất Cty đã chuyển LN của năm sau sang năm hiện tại. Mặt khác, tăng giá bán năm sau còn làm giảm khả năng cạnh tranh của Cty trên thị trường.

Cắt giảm chi phí hữu ích 

 Cắt giảm chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng cáo, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị cũng là cũng là một cách có thể làm tăng LN. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của Cty về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này cũng đồng nghĩa với việc hy sinh các khoản LN tiềm năng trong tương lai.

Trì hoãn thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không hiệu quả 

 Đối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không mang lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh lý tài sản thường đem lại một khoản lỗ cho Cty trong năm hiện tại. Do đó, nếu LN trong năm hiện tại có nguy cơ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường, lãnh đạo Cty có thể không muốn thanh lý, mặc dù trì hoãn sẽ gây nhiều thiệt hại cho Cty như làm phát sinh chi phí bảo quản, cản trở không gian sản xuất. Với các tài sản và các khoản đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu, doanh nghiệp càng lỗ 

 Bán các khoản đầu tư hiệu quả 

 Ngoài trì hoãn thanh lý các khoản đầu tư không hiệu quả, Cty có thể bán các khoản đầu tư sinh lời nhằm tăng thêm LN cho năm hiện tại. Động thái này được ví như “gặt lúa non”. Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là Cty tự nguyện bỏ qua tiềm năng sinh lời lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo.

Sản xuất vượt mức công suất tối ưu

Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác định một mức công suất tối ưu, tuỳ thuộc vào năng lực nội tại cũng như điều kiện thị trường Tuy nhiên, trong trường hợp cần tăng LN, Cty có thể quyết định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho phép Cty giảm giá thành đơn vị sản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy mó, thiết bị phải làm việc quá mức ảnh hưởng tiêu cự tới năng suất và độ bền. Ngoài ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị.
cac-chi-so-tai-chinh

Cả hai biện pháp phù phép báo cáo tài chính (dựa trên các ước tính kế toán hay các giao dịch thực), về bản chất, chỉ là chuyển LN của các năm sau sang năm hiện tại. 
Điểm khác biệt là ở chỗ: trong khi sử dụng các ước tính kế toán không làm thay đổi khả năng sinh lời đích thực của doanh nghiệp, thì việc sử dụng các giao dịch thực để phù phép LN sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của Cty trong dài hạn. 
Xét về mặt này, làm tăng LN thông qua các ước tính kế toán được ưa chuộng hơn.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng các ước tính kế toán không đủ sức giúp các doanh nghiệp đạt được mức LN kỳ vọng và có thể sẽ gặp trở ngại từ phía kiểm toán viên. Do đó, doanh nghiệp có thể phải dùng đến các giao dịch thực để tăng LN. 
Kiểm toán viên dù phát hiện các thủ thuật này nhưng vì nó tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nên cũng không thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại
cac-chi-so-tai-chinh

Tóm lại, dù áp dụng biện pháp nào, về lâu dài đều không có lợi cho NĐT cũng như cho chính Cty. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một Cty không chỉ ảnh hưởng riêng đến Cty đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của NĐT đối với thị trường. 
Để ngăn chặc những tác động tiêu cực của “Overvaluation”, các doanh nghiệp cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các NĐT cũng cần tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa vượt tầm kiểm soát. 
Tuy nhiên, nhiều khi lợi ích ngắn hạn của “Overvaluation” quá hấp dẫn khiến các doanh nghiệp khó có thể cưỡng lại được. Theo như nhận xét của Giáo sư M.C Jensen, Giám đốc Cty Tư vấn Quản trị doanh nghiệp Monitor Group: “Overvaluation cũng giống như một loại heroin. Nó mang cho ta cảm giác lâng lâng lúc ban đầu, nhưng không lâu sau đó sẽ là những nối đau không cùng.

Theo dõi góc nhìn đầu tư mới nhất

* indicates required